Trong bối cảnh thực hiện triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc từ ngày 01/07/2022, các doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh cá thể đều thuộc đối tượng trọng điểm. Tuy nhiên, theo Thông tư 78/2021/TT-BTC cá nhân, hộ kinh doanh còn có những quy định khác bên cạnh những quy định chung khi sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Hộ kinh doanh thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng HDĐT từ ngày 01/07/2022 (theo quy định tại Điều 6, Thông tư 78/2021/TT-BTC).
- Nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Nộp thuế VAT, thuế TNCN theo phương pháp khoán, Cơ Quan Thuế (CQT) cấp lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
- Kê khai thuế theo từng lần phát sinh, CQT cấp lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
Xác định CQT cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh (theo quy định tại Khoản 02, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
- Đối với hộ kinh doanh có địa điểm cố định: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã cho Chi Cục Thuế tại nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Đối với hộ kinh doanh không có địa điểm cố định: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã cho Chi Cục Thuế tại nơi cá nhân cư trú hoặc nơi đăng ký kinh doanh.
Hộ kinh doanh chưa bắt buộc sử dụng HDĐT từ ngày 01/07/2022 (theo quy định tại Khoản 02, Điều 12, Thông tư 78/2021/TT-BTC).
- Hộ kinh doanh cá thể tại địa phương có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn, không có hệ thống kế toán, cơ sở hạ tầng CNTT,… sẽ được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế.
- Thời gian được phép sử dụng hóa đơn giấy:
- Đối với hộ kinh doanh thành lập từ trước 01/07/2022: tối đa 12 tháng kể từ ngày 01/07/2022.
- Đối với hộ kinh doanh mới thành từ 01/07/2022: tối đa 12 tháng kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn.
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã không phải trả tiền (theo quy định tại Khoản 01 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Không phải thanh toán phí dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng HĐĐT.
Hộ kinh doanh được phép thêm logo hoặc các thông tin khác trên hóa đơn điện tử (theo quy định tại Khoản 15, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
“Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.”.
Các trường hợp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử (theo quy định tại Khoản 01 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
- Mã số thuế không còn hiệu lực.
- Bị CQT xác nhận và thông báo không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Có yêu cầu thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Hộ kinh doanh có cần nộp báo cáo tình hình sử dụng HĐĐT không?
- Đối với hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.
- Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế vẫn phải có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP: lập báo cáo theo Mẫu BC26/HDG và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Ngoài ra, một số trường hợp khác sẽ phải nộp báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi phát sinh các hoạt động:
- Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.
- Giao, khoán, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Trên đây là một số lưu ý về hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh. Nếu cần giải đáp về thông tin trên hãy liên hệ ngay https://hoadon.biz/.